
Nội dung bài viết
Cài đặt Oracle Database 19c trên Linux
Trong bài viết hôm nay hướng dẫn các bạn cài đặt Oracle Database 19c cách tạo listener và tạo mới database trên Linux một cách chi tiết và đễ dàng thực hiện.
1. Chuẩn bị
1.1 Cấu hình cài đặt
– Cần 1 Server hoặc VPS có cấu hình tối thiểu như sau:
+ RAM tối thiểu 2GB
+ Kích thước swap nên bằng với RAM
+ Kết nối mạng
+ Ổ cứng sau khi cài đặt hệ điều hành còn trống >= 10GB cho việc cài đặt
+ Hệ điều hành CentOS 7.x, RHEL 7.x, Oracle Linux 7.x,… Hoặc các phiên bản 8.x
1.2 Download bộ cài đặt
– Để download bộ cài đặt từ Oracle, vui lòng truy cập tại đây: DOWNLOAD
Sau dó bạn cần chấp nhận điều khoản sử dụng, tiến hành đăng nhập tài khoản và download. Nếu bạn chưa login vào tài khoản Oracle, thì bạn đăng đăng ký tài khoản.
2. Tiến hành cài đặt Oracle Database 19c trên Linux
2.1 Cấu hình và cài đặt các packages cần thiết
– Đầu tiên chúng ta cần upgrade các packages của HDH bằng command sau:
# yum update -y
– Cài đặt các gói package cần thiết thông tin tham khảo ở đây.
– Cài đặt x11 server để hiển thị GUI cài đặt
# yum groupinstall "X Window System" -y
– Cấu hình hostname.
# hostnamectl set-hostname oracle-database.system.info.vn
– Set secure Linux to permissive
+ Tiến hành thay đổi cấu hình trong /etc/selinux/config.
# vi /etc/selinux/config
SELINUX=permissive
+ Khởi động lại hệ thống hoặc chạy câu lệnh sau:
# setenforce Permissive
– Tạo user và group cho Oracle
# groupadd oinstall # groupadd dba # useradd -g oinstall -G dba oracle
– Thiết lập mật khẩu cho user oracle
# passwd oracle
– Tạo thư mục và tiến hành upload source cài đặt.
# mkdir -p /u01/softs # mkdir -p /u01/app/product/db19c # chown -R oracle:oinstall /u01 # chmod -R 775 /u01
+ Ta tiến hành sử dụng user oracle (đã tạo ở trên) Upload source đã download ở trên vào thư mục “/u01/softs“. Bạn có thể dùng lệnh SCP command hoặc sử dụng FTP upload.
# su oracle # unzip /u01/softs/LINUX.X64_193000_db_home.zip -d /u01/app/product/db19c
- Bạn không thể chỉnh sửa vị trí ORACLE HOME trong khi cài đặt bằng OUI. Nó sẽ tự động nhận vị trí ORACLE HOME là nơi bạn đã giải nén các tệp nhị phân cơ sở dữ liệu. Do đó bạn cần xác định vị trí của ORACLE HOME trước khi giải nén trực tiếp.
2.2 Tiến hành cài đặt Oracle Database Software
– Chú ý: Trên Windows, chúng ta sử dụng phần mềm Putty, Xmanager, MobaXterm, Xming,… để mở giao diện GUI cài đặt của Oracle.
– Tiến hành login user oracle để tiến hành cài đặt
# su oracle # /u01/app/product/db19c/runInstaller
+ Sau dó giao diện cài đặt sẽ xuất hiện
– Chọn “Install database software only”
– Chọn “Single instance database installation”
– Chọn loại database: “Enterprise Edition”
– Chỉ ra đường dẫn Oracle Base: ở dây mình chọn “/u01/app”
– Để mặc định
– Cấu hình phân quyền của Group và User trên hệ thống.
– Ở đây để mặc định và tiếp tục.
– Database sẽ tiến hành check các thông số trên hệ thống.
+ Nếu gặp trình trạng báo Warning ta ấn vào “Fix & Check Again”
+ Một cửa sổ hiển thị yêu cầu chúng ta chạy script “/tmp/InstallActions2021-09-27_09-56-50PM/CVU_19.0.0.0.0_oracle/runfixup.sh” với quyền của user root để fix các vấn đề của hệ thống.
+ Sau khi chạy script trên, bấm [ OK ] để kiểm tra lại
– Ta chon Next để tiếp tục cài đặt
– Nếu pass qua tất cả các điều kiện thì sẽ sang bước xác nhận lại các thông tin cài đặt. Nếu OK thì bấm [ Install ] để tiến hành cài đặt.
– Quá trình cài đặt diễn ra
– Trong quá trình cài đặt sẽ yêu cầu chạy 1 số script để config hệ thống với quyền root là như bên dưới. Sau khi chạy các scripts này thì bấm [ OK ] để tiếp tục cài đặt.
– Ta tiến hành chạy script theo yêu cầu.
Quá trình cài đặt software oracle database 19c đã thành công.
2.3 Cấu hình biến môi trường
– Biến môi trường dùng để tham chiếu đến ứng dụng ở đây dùng để gọi các lệnh mà không cần sử dụng đường dẫn tuyệt đối.
+ Ta thực hiện các lệnh sau để cấu hình biến môi trường.
vi /home/oracle/setEnv.sh
+ Thêm vào đoạn sau:
# Khai báo bien ORACLE_BASE export ORACLE_BASE=/u01/app # Khai bao ten CSDL export ORACLE_SID=DBKTSYTEM # Khai bao bien ORACLE_HOME export ORACLE_HOME=/u01/app/product/db19c export PATH=$ORACLE_HOME/bin:$PATH
+ Tiến hành cấu hình và cập nhật vào .bash_profile
# echo ". /home/oracle/setEnv.sh" >> /home/oracle/.bash_profile # source /home/oracle/.bash_profile
2.4 Tạo Oracle Listener trên Linux
– Để tạo bạn dùng user oracle chạy command sau để khởi động GUI cấu hình Oracle Listener.
# netca
– Chúng ta bấm [ Next ] để tiến hành cài đặt.
– Chọn “[ Add ]”
+ Đặt tên cho Oracle Listener (ở đây mình để mặc định)
– Ta chọn mặc định.
– Set cổng: mặc định là 1521, trường hợp bạn sử dụng nhiều Listener thì có thể set cổng theo nhu cầu.
– Ta để mặc định và chọn Next
– Ta tiếp tục chọn Next.
Bấm [ Finish ] để kết thúc cài đặt Listener.

– Để cấu hình sử dụng IP để truy cập ta có thể chỉnh sữa file listener.ora
# vi /u01/app/product/db19c/network/admin/listener.ora
# listener.ora Network Configuration File: /u01/app/product/db19c/network/admin/listener.ora # Generated by Oracle configuration tools. LISTENER = (DESCRIPTION_LIST = (DESCRIPTION = (ADDRESS = (PROTOCOL = TCP)(HOST = oracle-database.system.info.vn)(PORT = 1521)) (ADDRESS = (PROTOCOL = IPC)(KEY = EXTPROC1521)) ) )
+ Thay thế “HOST = oracle-database.system.info.vn” thành “HOST = xxx.xxx.xxx.xxx“. Tiến hành stop và start lại Listener
– Một số lệnh thường dùng:
+ Lệnh Start Listener # lsnrctl start LISTENER + Lệnh kiểm tra Listener # lsnrctl status LISTENER + Lệnh stop Listener # lsnrctl stop LISTENER
- Như vậy ta đã tiến hành tạo oracle database trên linux thành công. Để sử dụng được ta tiến hành tạo cơ sở dữ liệu để sử dụng.
2.5 Tạo oracle database trên linux
– Để khởi động GUI tạo Oracle Database chúng ta chạy command sau với user oracle
# dbca
– Màn hình GUI cấu hình như bên dưới Chọn “Create a database”
– Chọn “Advanced configuration”
– Mục Database Deplyment Type ta để mặc định.
– Đặt tên database:
+ Global database name: DBKTSYSTEM
+ SID: DBKTSYSTEM
– Ở đây mình không cần sử dụng “Container database” nên mình bỏ tick.
– Database Storage: Cấu hình đường dẫn lưu data ở dây mình đặt ở “/u01/app/oradata” để tiện quản lý.
– Fast Recovery Option: Để mặc định
– Ở mục này chọn Listener bạn đã tạo ở phần bên trên, Nếu chưa tạo Listener thì lựa chọn tùy chọn “Create a new Listener”
– Oracle Data Vault Config: Để mặc định
– Tại đây các mục ta để mặc định. Ngoài ra ban có thể cấu hình lại ở mục “Character sets” chọn “UTF8″
– Cài đặt công cụ Enterprise Manager. Ở dây mình không sử dụng nên mình bỏ chọn vào “Configure enterprise manager EM database express”
+ Chọn “Use the same administrative password for all accounts” để set cùng 1 password cho tất cả user của Oracle.
+ Nếu bạn muốn bảo mật hơn có thể set riêng từng password cho từng user.
– Database Creation Option: Để mặc định
– Review lại thông tin config database Bấm “Finish” để tạo Oracle Database
– Quá trình xử lý tạo database
– Sau khi tạo database xong => Bấm close

3. Kết nối tới Oracle Database 19c
– Để kết nối từ bên ngoài vào, trên Linux Server chúng ta thực hiện mở cổng mà Oracle Listener đang lắng nghe. Trong bài viết này mình cấu hình ở port 1521 nên mình thực hiện mở port trên Linux Server
# sudo firewall-cmd --zone=public --add-port=1521/tcp --permanent # sudo firewall-cmd --reload
– Để kết nối tới Oracle Database với Oracle sqlplus chúng ta sử dụng command sau với tài khoản oracle:
# sqlplus / as sysdba + Để Start Database # SQL> startup; + Để shutdown database # SQL> shutdown immediate;
– Ngoài ra bạn có thể dùng các công cụ như:Oracle SQL Developer,Toad for Oracle,..
Kiến Thức System chúc các bạn thành công!